0914.966.446

codienphuhai@gmail.com

phuhai - tổng thầu cơ điện

Một số phương pháp chọn và sử dụng bình chữa cháy hiệu quả dành cho mọi người

15/07/2017    3319


1. Bình chữa cháy bằng khí CO2

Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy

Ảnh minh họa: Sử dụng bình chữa cháy - Công ty Phú Hải đơn vị chuyên thi công lắp đặt hệ thống PCCC

Bình chữa cháy CO2 có rất nhiều loại khác nhau về dung tích và hình dáng (do nhiều nước khác nhau chế tạo sản xuất nhưng đều có đặc tính cấu trúc tác dụng bảo quản giống nhau.

Khí CO2 gồm 1 nguyên tử cacbon và 2 nguyên tử oxy tạo thành. CO2 là loại khí trơ không mùi, không màu, không dẫn điện nặng hơn không khí 15 lần.

+ Cấu tạo bình CO2: có 3 bộ chính.
Vỏ bình CO2: làm bằng kim loại chịu áp lực cao 250kg/cm
Hệ thống van nạp khí xả ( cấu tạo tay vặn hoặc mỏ vịt) van an toàn.
Vòi loa phun: làm bằng vật liệu chịu nhiệt cách điện

+ Đặc tính kỹ thuật:
CO2 nén vào bình với áp lực tối đa 180kg/cm và hóa lỏng ở trong bình.
Khi phun ra khỏi bình ở trạng thái khí ( như sương , tuyết lạnh.) từ 76C đến 80C.
1kh khí CO2 lỏng phun ra ngoài khí quyển với mội trường cách nhiệt 0C tạo ra được 0.51m3 khí.

+ Tác dụng chữa cháy của CO2:
Làm giảm hàm lượng ôxy tới điểm không hỗ trợ cho sự cháy
Làm loãng hỗn hợp cháy
Làm lạnh

+ Bình CO2 chữa được các đám cháy
Chất cháy lỏng hay cháy rắn hóa lỏng được (đám cháy loại B)
Chất cháy khí ( đám cháy loại C)
Cháy thiết bị điện
Cháy chất rắn có gốc hữu cơ, cùng tăn lửa hồng.
(cháy trong điều kiện kín dùng CO2 chữa cháy có hiệu quả cao)

+ Bình khí CO2 không thích hợp chữa các đám cháy
Hóa chất chứa nguồn cung cấp ôxy (như xenlulô, nitơrat)
Kim loại có hoạt tính há học và hydroxyt của chúng
Than cốc và chất nổ đen.

+ Thao tác
Khi xảy ra cháy mang bình CO2 tiếp cận đám cháy
Rút chất an toàn hoặc bỏ kẹp chì.
Một tay cầm loa phun vào đám cháy cho tới khi đám cháy tắt.
Khi phun đứng ở đầu chiều gió, không cầm tay vào các vị trí nối liên kết với loa phun, không phun vào nguời vì có thể gây bỏng lạnh hoặc CO2 đậm đặc quá gây ngạt

+ Bảo quản bình CO2
Để nơi khô ráo thoáng mát dễ thấy dễ lấy.
Đặt ở nơi nhiệt độ không quá 55o C.
Không để nơi ẩm ướt và không được bôi dầu mỡ để bảo quản.

2. Bình bột chữa cháy

Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy

Ảnh minh họa: Bình bột chữa cháy - chuyên thi công thiết kế phòng cháy chữa cháy 

Hiện nước ta đang sử dụng 3 loại bình bột chữa cháy của Trung Quốc: bình hệ MF, hệ MFZ và bình chữa cháy tự động ZYW.
Hệ MF bên trong có bình chứa khí đẩy CO2 .Riêng không có đồng hồ. Hệ MFZ khí đẩy nạp trực tiếp vào bình chức bột có đồng hồ, khí đẩy N2. Bình chữa cháy tự động cấu tạo có móc treo, ống bảo ôn đầu phun, bình hình cầu.

+ Cấu tạo bình bột chữa cháy:
Có nhiều kiểu dáng khác nhau nhưng đều có 3 bộ phận chính. Bình chứa bột và khí đẩy bằng kim loại chịu áp lực cao, Hệ thống van, Vòi phun và loa phun

+ Đặc tính, kỹ thuật:
Bột chữa cháy trong bình là hỗn hợp hóa chất màu trắng, bột mịn, có ý hiệu oại nào thì chỉ định dập tắt đám cháy loại đó có hịêu quả co ( bột ABC, BC, AB)
Trọng lượng bột tùy theo dung tích chứa của bình.
Khi đẩy CO2, N2 chứa lẫn trong bình, chứ bột hoặc chứa trong bình thép, nằm trong bình chứa bột. Áp lực đẩy từ 14 – 16kg/cm2
Bột khí đẩy đều trơ không cháy, không dẫn điện với điện áp dưới 50kw. Chỉ sử dụng được 1 lần.

+ Tác dụng chữa cháy:
Làm lỏng nồng độ hỗn hợp chất cháy và ôxy trong vùng cháy Làm ngạt và làm lạnh đám cháy.

+ Bình bột chữa được các đám cháy
Chữa các đám cháy mới phát sinh rất có hiệu quả.
Chữa các đám cháy chất rắn, lỏng, khí, hóa chất, chữa cháy điện có hiệu điện thế dưới 50v.
Trên bình ghi ký hiệu gì thì chữa được loại đám cháy đó có hiệu quả cao.

+ Thao tác:
Khi có cháy xách bình bột tiếp cận đám cháy.
Rút chốt an tòan,dốc ngược bình lắc 1 vài lần.
Một tay cầm loa phun hướng vào gốc lửa, cách gốc lửa khoảng 1,5m còn tay kia bóp mỏ vịt, bột được phun vào dập tắt đám cháy.
Khi phun đứng đầu chiều gió.

+ Bảo quảng bình bột
Để nơi khô ráo dễ thấy, dễ lấy
Đặt nơi có nhiệt độ nhỏ hơn 55oC
Không để nơi ẩm ướt có nhiều dầu mỡ.

3. Chăn chữa cháy

– Chăn dùng trong chữa cháy thường là loại làm bằng sợi cotton (thường là chăn chiên), dễ thấm nước, có kích thước thông thường là (2 x 1,5)m hoặc (2 x 1,6)m.
– Khi phát hiện ra cháy cần nhúng chăn vào nước để nước thấm đều lên mặt chăn rồi chụp lên đám cháy để ngăn cách đám cháy với môi trường bên ngoài (tác dụng làm ngạt), không cho ôxy của môi trường vào vùng cháy. Sở dĩ phải nhúng chăn vào nước trước khi chữa cháy là để sợi bông nở ra làm tăng độ kín trên bề mặt chăn, hơn nữa khi chăn được thấm nước sẽ có tác dụng làm giảm nhiệt độ của đám cháy dẫn đến đám cháy bị dập tắt.
– Khi dập lửa, hai tay cầm chắc hai góc tấm chăn, giơ cao lên phía trước che mặt rồi nhanh chóng phủ kín đám cháy, đám cháy sẽ được dập tắt.

4. Cát, Thùng đựng cát(Xẻng)

– Cát có nhiệt độ nóng chảy từ 1.7100C đến 1.7250C, nhiệt độ sôi là 2.5900C nên có khả năng thu nhiệt lớn. Khi đưa cát vào đám cháy, một mặt cát hấp thụ nhiệt, làm hạ nhiệt độ của đám cháy, mặt khác cát phủ lên đám cháy tạo ra một màng ngăn cách ôxy với đám cháy làm cho lửa tắt (tác dụng làm ngạt). Cát là chất chữa cháy dễ kiếm, rẻ tiền và sử dụng chữa cháy rất đơn giản.
– Cát thường được dùng để chữa các đám cháy chất lỏng rất có hiệu quả. Cát còn có tác dụng bao vây, ngăn cách chất lỏng cháy không cho tràn ra xung quanh, gây cháy lan. Tại các cơ sở xăng dầu, các phòng thí nghiệm, các kho hoá chất… người ta thường dự trữ cát để chữa cháy.
– Để phục vụ cho việc chữa cháy có hiệu quả, cát thường được bố trí trong các thùng, phuy, bể hoặc chứa trong các hố sâu trên mặt đất gần đối tượng cần bảo vệ. Để dập cháy, đưa cát vào đám cháy, tại nơi chứa cát còn phải bố trí xẻng xúc cát hoặc xô, thùng để múc cát đưa vào đám cháy. Xẻng, xô, thùng thường được sơn màu đỏ để chỉ dẫn dùng vào mục đích chữa cháy