0914.966.446

codienphuhai@gmail.com

phuhai - tổng thầu cơ điện

Sai lầm trong thiết kế, thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy

15/07/2017    2252

- Các đầu phun tự động chỉ thiết kế khi nhiệt độ trên 70 độ C mới phát nổ và tự phun nước

Các vòi chữa cháy (dạng cuộn) bằng cần thì chỉ bố trí ngoài hành lang. Khi một đầu phun nào tự mở xả nước thì sụt áp trong ống và máy bơm tự đề để bơm nước cấp vào hệ thống, nếu điện mất thì máy Diesel ứng cứu. Đó là thiết kế mà các tòa nhà cao tầng đang áp dụng, nhưng khi cháy mới thấy lỗi ở các điểm sau

- Đầu phun tự động được trang bị tận răng tới từng diện tích mét vuông trong cả tòa nhà đều không hoạt động khi cháy. Đó là nhiệt độ cháy không đủ tới ngưỡng 70 độ để kích nổ. Khi cháy không chỉ có lửa mà có cả khói, để chờ cho nó đủ 70 độ để kích nổ thì chắc con người sẽ chết hết. Đầu vòi này bố trí trên trần 2.5 đến 3m, nên nếu có cháy âm ỉ dưới nền thì còn lâu nó mới nổ được đầu phun.

Kết luận: Việc thiết kế các đầu phun tự động này không bao giờ tự ứng cứu được. Nếu có xác suất tự ứng cứu được thì cũng chỉ vài % hi hữu nho nhỏ.

- Hệ thống đầu phun tự động chỉ là hệ thống đứng hàng thứ 2 sau hệ thống đầu dò khói tự động. Đầu này nghĩa là khi có khói thì chuông sẽ reo, báo động (hệ thống này tôi không có ý kiến)

- Các vòi chữa cháy dạng cuộn bố trí ngoài hành lang: loại này nếu xếp về mức độ ưu tiên ứng cứu thì xếp hạng sau cùng (nếu cháy lớn quá thì mới xài cái này, cháy nhỏ thì bình CO2 đủ dập rồi). Nhưng xin thưa rằng việc cầm cái đầu phun này không dễ chút nào, nếu không qua huấn luyện và trải nghiệm thực tế thì không mấy ai cầm được cái vòi phun này mà xịt (áp suất đẩy rất lớn, nên thường giật ngửa cả người). Nhưng có một thực tế là khi có cháy lớn thật sự xảy ra thì tất cả đều bỏ chạy, không ai đứng đó tự ứng cứu với các thiết bị này cả. Đó là tâm lý chung của con người.

- Một nghịch lý nữa là khi cháy lớn thì ưu tiên đầu tiên là ngắt điện toàn bộ hệ thống và kết quả là máy bơm nước chữa cháy đứng chân, hệ thống dự phòng diesel cũng đứng. Lý do là việc thiết kế hệ thống kỹ thuật chuyển đổi này thiếu tính toán, đúng nguyên tắc là mất điện lưới thì có động cơ diesel dự phòng. Nhưng xin nói rõ rằng một động cơ diesel 5-10 năm không chạy, chỉ chờ khi có cháy và mất điện mới xài đến, nếu không thì để nằm lạnh đó 5-10 năm và đến giờ cháy thiệt thì đề không nổ. Điều sai lầm ở đây là việc thiết kế hệ thống liên kết ứng cứu không cho phép tách ra và chạy độc lập để kiểm tra định kỳ động cơ diesel. Và kết quả là tự xưa đến nay có mấy hệ thống PCCC chữa cháy chuyên nghiệp của tòa nhà tự ứng cứu được đâu.

 Hệ thống phòng cháy chữa cháy Spinkler công ty Phú Hải cung cấp

Ảnh minh họa: Hệ thống phòng cháy chữa cháy Spinkler công ty Phú Hải cung cấp

 

Trong vụ cháy tòa nhà EVN vừa rồi, nhiều ý kiến lại cho rằng hệ thống PCCC chưa đi vào hoạt động? Đó là lý do chính, nhưng hoàn toàn không phải như vậy. Nếu có đi vào hoạt động rồi thì cũng không hiệu quả. Lý do như sau:

- Nguyên nhân cháy và bắt lửa là lớp bông bảo ôn của hệ thống lạnh. Nếu hệ thống PCCC của tòa nhà này hiện đại đến bao nhiêu thì cũng không bao giờ ứng cứu được khi cháy hệ thống ống lạnh này

1. Hệ thống ống này bắt sát trần bê tông, trên mặt trần laphong, trong khi đầu dò cháy và đầu phun nước tự động nằm thấp hơn tầm 300mm nên hai hệ thống chữa cháy là Đầu dò khói và Đầu phun nước tự động bị loại ngay, không ứng cứu được

2. Sau khi hoàn thiện, mặt trần là phòng che kín cả hệ thống này (ở dưới nhìn không thấy gì). Nếu có cháy ở trên này thì cũng không có đường mà xịt nước bằng vòi phun lên, nên hệ thống PCCC cuối cùng là vòi phun nước cũng hoàn toàn bất lực.

3. Hệ thống ống lạnh này thông suốt tất cả các vị trí và kín nên dù có cháy ở một vị trí nào đó thì khói theo ống này dẫn này thông đến tất cả. Như vụ EVN vừa rồi là một dẫn chứng, cháy ít mà khói phủ kín toàn bộ tòa nhà

4: Hệ thống lạnh này có quấn quanh nó một lớp bông giữ nhiệt xung quanh trong toàn bộ hệ thống và dán bằng keo con chó xung quanh. Nếu bất kì một vị trí ống này bắt lửa thì lan toàn bộ hệ thống từ A đến Z. Ống dẫn được gò bằng tôn kẽm 0.8mm nên khả năng dẫn nhiệt và giữ nhiệt cực kỳ nhanh, nên chỉ cần bắt lửa cháy là còn lâu mới dập tắt được.

5. Hệ thống này có quạt hút gió một đầu nên càng tạo điều kiện cho lửa bắt nhanh hơn, ống kín và hẹp nên ngọn lửa luồn trong ống này di chuyển cực kỳ nhanh. Các đoạn ống này thường ngắn từ 200mm đến 3000mm và đấu nối bằng bulong, tại các đầu nối có lót các lớp mút chống xì hơi 5mm để giữ áp suất, nên khi cháy lớp mút này cũng cháy luôn và để lộ khe hở cộng với quạt hút gió một đầu nên khói và lửa sẽ thâm nhập vào lõi ống dẫn này đi đến các nơi (nếu ống dẫn này có các đầu nối hàn kín thì khỏi phải bàn)

6. Vật liệu làm ống là tôn mạ kẽm, nên mặc dù bên trong ống không có vật liệu duy trì sự cháy nhưng lớp sơn hay kẽm bên trong này vẫn giữ được lửa và dẫn lửa rất nhanh

Chắc nhiều người cũng đã từng suy nghĩ và hay đặt câu hỏi là tại sao tòa nhà bằng bê tông cốt thép và gạch ngăn cách hết mà cháy lại lan nhanh đến thế. Cứ thử hình hình dung đơn giản theo kiểu nếu một căn phòng cháy thì làm sao nó lan được qua phòng bên cạnh được trong khi ngăn cách bằng tường rồi?

Nhiều câu trả lời lại cho rằng là do chập điện và lan truyền theo hệ thống điện. Thực tế không phải như vậy, hệ thống điện khi có cháy tại một phòng và có báo động thì điện sẽ được ngắt ngay hoặc nếu có chập thì hệ thống Asptomat 3 tầng bảo vệ cũng đã nhảy và ngắt hết. Vì vậy, lý do điện sẽ bị loại trừ.

Câu trả lời thực tế 100% là do hệ thống ống lạnh lan truyền mà không có biện pháp ngăn chặn nên nguyên nhân dẫn cháy và lan cháy có thủ phạm chính là hệ thống lạnh gây ra. Nếu muốn kiểm chứng thì sự cố cháy tòa nhà EVN là minh chứng cụ thể nhất.