Thiết kế hệ thống pccc và những tai nạn không đáng có
14/07/2017    2338
Bạn có biết bình chữa cháy cũng có thể nổ?
Bình chữa cháy là “thần hộ mệnh” không thể thiếu trong mỗi chiếc ô-tô, tuy nhiên nếu không được bảo quản đúng cách thì chúng có thể hoàn toàn phản tác dụng và trở thành một “trái bom nổ chậm” gây nguy hiểm cho xe cũng như người ngồi bên trong.
Thiết kế hệ thống PCCC an toàn cho nhà xưởng là việc quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp
Nếu theo dõi những diễn đàn lớn về xe vào những ngày nắng nóng như thế này, chúng ta sẽ gặp nhiều topic thành viên báo cáo về hiện tượng bình chữa cháy trên ô-tô bị nổ dù chưa hề sử dụng hay chịu tác động mạnh từ bên ngoài. Lỗi được ghi nhận ở các trường hợp nổ bất ngờ là do người sử dụng đặt bình chữa cháy ở gần nơi mặt trời chiếu vào như cốp chứa đồ bảng táp-lô trước hay khay để đồ bên dưới kính sau những dòng xe con.
Điều này có thể lý giải là vì hầu hết những bình chữa cháy cho xe hơi trên thị trường thường chỉ chịu được nhiệt độ đến 55 độ C. Trong khi đó nếu đậu xe dưới trời nắng hơn 40 độ C thì nhiệt độ bên trong xe có thể lên tới 60 độ C. Đặc biệt, bảng táp-lô bằng vật liệu nhựa hay da nằm dưới kính trước sẽ hấp thụ trực tiếp nhiệt lượng từ mặt trời, nên nhiệt độ vùng này thường xuyên vào khoảng từ 70 đến 80 độ C, cao hơn nhiều so với ngưỡng các bình chữa cháy chịu được. Nhiệt độ tăng, làm thể tích các chất lỏng bên trong cũng tăng theo, và đến một mức áp suất đủ lớn thì nó sẽ gây ra hiện tượng nổ vô cùng nguy hiểm.
Tuy không gây cháy xe nhưng hậu quả của việc nổ bình chữa cháy là không hề nhỏ. Bên cạnh việc có thể gây hư hỏng các bộ phận bên trong xe như nứt kính, bể dàn táp-lô. Thì bọt chữa cháy với tính chất không hòa tan với nước, xăng, dầu, không bốc hơi, tính bền, trọng lượng riêng nhẹ để bao bọc tách ly xăng với môi trường và dập tắt đám cháy, khiến cho việc tẩy rửa các chi tiết nội thất bị bọt bắn vào là bất khả thi. Chúng ta không chỉ tốn một chi phí đáng kể để thay thế các món bị hư hỏng, mà chuyện sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu có người ngồi trong xe lúc xảy ra hiện tượng nổ.
Và sau đây là 3 lưu ý giúp bảo quản bình chữa cháy trên xe đúng cách:
1. Không đặt bình chữa cháy ở những nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào và nhiệt độ cao hơn 50 độ C như táp-lô trước, khay để đồ dưới kính sau, góc chữ A.
2. Nên đặt bình chữa cháy ở những vị trí bên trong xe và ngay tầm với của tài xế, để khi sự cố cháy xảy ra có thể kịp thời ứng phó. 2 Vị trí hãng xe Volvo khuyên đặt bình chữa cháy đó là: bên dưới ghế tài xế và treo cạnh chỗ để chân hành khách phía trước. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể đặt ở khay đựng nước trên cửa tài xế, miễn sao không gây vướng víu cho các hoạt động của đôi chân khi lái.
3. Hãy xịt thử bình chữa cháy sau khi mua để nắm thao tác, kiểm tra hạn sử dụng của bình chữa cháy khi mua.
Các tin khác
- Các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện
- Hiệu quả kinh tế từ tiết kiệm điện
- Thi công hệ thống chiller
- Công ty TNHH Nipro Pharma Việt Nam đầu tư vào Hải Phòng
- Tham gia OKVIP: Nền tảng cá cược đẳng cấp và đáng tin cậy
- 5 điều cần nhớ khi lắp đặt máy lạnh
- Mơ Thấy Gián: Điềm Báo May Mắn Hay Rủi Ro?
- Dự án nhà máy điện tử Meiko electronic Vietnam
- nhà cái uy tín 77 là gì? Cập nhật link vào trang cá cược mới nhất
- Huớng dẫn sử dụng điều hòa an toàn và tiết kiệm điện