0914.966.446

codienphuhai@gmail.com

phuhai - tổng thầu cơ điện

Hệ thống phòng cháy chữa cháy và quy trình lắp đặt

15/07/2017    3271

Lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy là việc làm cần thiết và bắt buộc phải triển khai theo quy định của Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên, nhiều đơn vị vẫn chưa hiểu rõ về hệ thống phòng cháy chữa cháy gồm những gì, quy trình lắp đặt sao cho đúng tiêu chuẩn. Bài viết dưới đây của Nhà Thầu Cơ Điện Lạnh Phú Hải sẽ giúp quý khách có cái nhìn tổng quan nhất về hệ thống phòng cháy chữa cháy. Cùng tìm hiểu nhé!

 

Hệ thống phòng cháy chữa cháy là gì?

 

Hệ thống phòng cháy chữa cháy (được viết tắt là hệ thống PCCC) là hệ thống được lắp đặt nhằm mục đích ngăn chặn loại bỏ hoặc hạn chế tối đa các thiệt hại của công trình, tài sản và con người khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra.

 

Hệ thống phòng cháy chữa cháy có vai trò bảo vệ tính mạng và tài sản của con người khi xảy ra sự cố hỏa hoạn

Hệ thống phòng cháy chữa cháy có vai trò bảo vệ tính mạng và tài sản của con người khi xảy ra sự cố hỏa hoạn

 

Theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, có thể thấy rằng số lượng các vụ cháy ở Việt Nam vẫn còn khá nhiều với mức độ nguy hiểm cao, gây ra nhiều thiệt hại về tính mạng và tài sản của con người. Cụ thể, trong quý I/2022, toàn quốc đã xảy ra 443 vụ cháy, làm chết 21 người, bị thương 25 người, tổng thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 57,9 tỷ đồng. Trong đó, tổng số vụ cháy do lực lượng tại chỗ dập tắt là 39 vụ (chiếm 8,8%). Điều này khiến cho chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của việc đào tạo kiến thức cho người dân, cũng như trang bị đầy đủ hệ thống phòng cháy chữa cháy cho các công trình. 

 

Hệ thống phòng cháy chữa cháy bao gồm những thiết bị nào?

 

Đám cháy có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà con người không thể lường trước được. Vì vậy, việc lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy là vô cùng cần thiết. Vậy hệ thống PCCC gồm những gì? Hệ thống PCCC bao gồm các thiết bị có tác dụng cảnh báo khi nguồn nhiệt bắt đầu và các thiết bị chữa cháy để làm giảm tối đa thiệt hại mà đám cháy gây ra. 

 

Hệ thống thiết bị báo cháy

 

Hệ thống thiết bị báo cháy là tập hợp các thiết bị có nhiệm vụ phát hiện và đưa ra tín hiệu báo động khi xảy ra hỏa hoạn. Việc cảnh báo này phải hoạt động 24/24 giờ, có thể được thực hiện tự động thông qua các thiết bị hoặc bởi con người. 

 

Hệ thống thiết bị báo cháy có nhiệm vụ cảnh báo khi phát sinh hỏa hoạn

Hệ thống thiết bị báo cháy có nhiệm vụ cảnh báo khi phát sinh hỏa hoạn

 

Các thành phần của hệ thống thiết bị báo cháy:

 

  • Trung tâm báo cháy có thiết kế dạng tủ, gồm các bộ phận chính là bo mạch, bộ nguồn và ắc quy dự phòng.
  • Thiết bị đầu vào gồm đầu báo (có thể là đầu báo khói/ nhiệt/ gas,...) và công tắc khẩn.
  • Thiết bị đầu ra là bảng hiển thị phụ, bộ quay số điện thoại tự động, các thiết bị phát ra báo động như chuông, còi, đèn.

 

Hệ thống thiết bị báo cháy hoạt động theo quy trình khép kín. Khi có dấu hiệu hỏa hoạn, các thiết bị đầu vào sẽ có nhiệm vụ nhận tín hiệu và truyền thông tin đến trung tâm báo cháy. Tại đây, thông tin sẽ được xử lý và xác định vị trí xảy ra đám cháy. Sau đó, thông tin được chuyển đến các thiết bị đầu ra. Các thiết bị này sẽ đưa ra cảnh báo cho mọi người bằng cách phát tín hiệu (âm thanh và ánh sáng).

 

>>> Xem thêm thông tin về “Hệ thống báo cháy, đèn thoát sự cố chất lượng”.

 

Hệ thống chữa cháy

 

Hệ thống chữa cháy là tập hợp các thiết bị được sử dụng để ngăn chặn hoặc dập tắt đám cháy, được chia làm hai loại là hệ thống chữa cháy bán tự động và hệ thống chữa cháy tự động.
Hệ thống chữa cháy bán tự động: Là hệ thống thuộc dạng cổ điển, có cấu tạo đơn giản là hộp chữa cháy và cuộn vòi chữa cháy.


Hệ thống chữa cháy tự động: Hệ thống chữa cháy tự động hoạt động 24/24 kể cả khi mất điện. Hệ thống có khả năng phát hiện ra cháy một cách nhanh chóng, chính xác và tự động phun xả để kịp thời dập tắt đám cháy trong khu vực bảo vệ. Hiện nay có các loại hệ thống chữa cháy phổ biến là hệ thống chữa cháy sử dụng khí (khí trơ, khí CO2), sử dụng bọt (bọt Foam) và sử dụng nước.

 

Hệ thống chữa cháy có nhiệm vụ ngăn chặn hoặc dập tắt đám cháy

Hệ thống chữa cháy có nhiệm vụ ngăn chặn hoặc dập tắt đám cháy

 

>>> Xem thêm thông tin về “Hệ thống chữa cháy”.


Căn cứ thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy cho các công trình

 

Hệ thống phòng cháy chữa cháy cho các công trình được thiết kế dựa trên tiêu chuẩn Việt Nam, tham khảo một số tiêu chuẩn của các quốc gia phát triển và các tổ chức quốc tế. Tùy theo nhu cầu thiết kế, khả năng trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy tiên tiến và các tiêu chuẩn để thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy phù hợp.

 

Các căn cứ thiết kế kiến trúc của công trình bao gồm:

 

  • Luật phòng cháy chữa cháy do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2001.
  • Luật phòng cháy và chữa cháy sửa đổi số 40/2013/QH13 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC do Quốc hội thông qua ngày 22/11/2013.
  • Nghị định số 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy, được ban hành ngày 31/07/2014.
  • Thông tư số 66/2014/TT-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, được ban hành ngày 16/12/2014.

 

Các căn cứ thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy cho các công trình:

 

  • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6379:1998: Thiết bị chữa cháy - Trụ nước chữa cháy - Yêu cầu kỹ thuật.
  • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009: Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình, trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.
  • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1995: Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế.
  • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5760:1993: Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng.
  • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738:2001: Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật.
  • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4513:1998: Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế.

 

Quy trình thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy

 

Tùy vào từng hệ thống phòng cháy chữa cháy mà sẽ có quy trình thi công khác nhau. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo yêu cầu của chủ đầu tư và các quy định liên quan đến việc thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy cho công trình.

 

Thi công hệ thống báo cháy dạng thường (Zone)

 

Các phụ tùng cần có của hệ thống báo cháy dạng thường gồm đầu báo gas, đầu báo nhiệt độ gia tăng, đầu báo khói, nút ấn, chuông, đèn báo cháy, tủ trung tâm điều khiển, các dây nguồn và dây tín hiệu. 

 

Hệ thống báo cháy thường có nhiệm vụ quản lý một khu vực riêng biệt (nhà xưởng nhỏ, 1 tầng nhà,...). Mỗi khu vực sẽ được lắp đặt một vài hoặc tất cả thiết bị đầu vào mắc nối với nhau và nối với trung tâm điều khiển. Khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra, trung tâm điều khiển sẽ gặp khó khăn trong việc xác định chính xác vị trí vị của thiết bị bị kích hoạt mà chỉ hiện thị được khu vực có sự cố. Do đó, hệ thống báo cháy này chỉ nên lắp đặt ở các công trình như văn phòng, nhà ở, xưởng sản xuất,... có quy mô vừa và nhỏ.

 

Hệ thống báo cháy dạng thường phù hợp với các công trình có quy mô vừa và nhỏ

Hệ thống báo cháy dạng thường phù hợp với các công trình có quy mô vừa và nhỏ

 

Thi công hệ thống báo cháy địa chỉ

 

Về cấu tạo, hệ thống báo cháy địa chỉ cũng bao gồm ba phần là thiết bị đầu vào, tủ trung tâm báo cháy và thiết bị đầu ra, tương tự như các hệ thống báo cháy khác. Nhưng điểm khác biệt đó là mỗi thiết bị như tủ trung tâm báo cháy, các đầu báo cháy, module giám sát đầu vào và module điều khiển đầu ra sẽ có địa chỉ riêng. Do đó, hệ thống báo cháy địa chỉ hoạt động linh hoạt hơn hệ thống báo cháy dạng thường vì có thể xác định được chính xác được khu vực xảy ra hỏa hoạn bằng cách theo dõi, báo cháy và điều khiển thiết bị theo từng địa chỉ. 

 

Hệ thống này phù hợp để lắp đặt cho các công trình có quy mô lớn (có thể lên đến vài chục ngàn mét vuông) với nhiều khu vực độc lập, mỗi phòng ban ở từng khu vực riêng biệt với nhau.

 

Thi công hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler

 

Hệ thống chữa cháy Sprinkler là loại hệ thống chữa cháy được áp dụng phổ biến nhất hiện nay, phù hợp với các công trình như tòa nhà cao tầng, khu chung cư, nhà máy,... Cách lắp đặt hệ thống được thực hiện như sau: Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler được kết nối với các nguồn nước có áp lực cao đi ngầm dưới đất và mạng đường ống đi sát trần nhà và cao hơn đầu người, được thiết kế theo kiểu “định dạng kích cỡ ống” hay “áp lực nước”. Những đầu phun Sprinkler sẽ được lắp trên mạng đường ống và bố trí đều khắp các khu vực cần bảo vệ. Trên mỗi đầu phun có gắn cảm biến nhiệt và được cung cấp nguồn thông qua hệ thống điện đi rời độc lập. Khi đầu phun Sprinkler bị kích hoạt ở ngưỡng nhiệt độ đã được cài đặt từ trước sẽ tự động phun nước trực tiếp vào khu vực đang cháy để dập tắt đám cháy.

 

Thi công hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler

Thi công hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler

 

Mỗi khu vực riêng biệt của công trình sẽ gắn một thiết bị có nhiệm vụ báo động khi hệ thống phòng cháy bị kích hoạt. Bên cạnh đó, cũng cần có thiết bị kích hoạt bằng tay, sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

 

Thi công hệ thống chữa cháy bằng bọt Foam

 

Hệ thống chữa cháy bằng bọt Foam thích hợp cho các đám cháy tại các kho chứa chất lỏng dễ cháy như xăng, dầu, kho chứa hóa chất độc hại. Khi được kích hoạt, hệ thống sẽ phun bọt Foam lên bề mặt xăng, dầu, có tác dụng tách xăng, dầu ra khỏi không khí và lửa để dập tắt ngọn lửa. Phương pháp này giúp tiết kiệm được lượng nước cần dùng để dập tắt lửa, hạn chế sự hư hỏng của thiết bị, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nước phun ra, nhất là ở các kho chứa chất độc hại.

 

Để lắp đặt hệ thống chữa cháy bằng bọt Foam cần có:

 

  • Phòng chứa bồn Foam, được xây dựng gần vị trí cần bảo vệ.
  • Các đường ống có thể được thi công ngầm hoặc trên cao, đảm bảo chịu được áp lực và không bị rò rỉ. 
  • Hệ thống cảm biến, các loại van chữa cháy, hệ thống báo động và thiết bị kích hoạt bằng tay cho trường hợp khẩn cấp. 

 

Thi công hệ thống chữa cháy vách tường

 

Hệ thống chữa cháy vách tường là hệ thống chữa cháy được thực hiện bằng tay, được lắp đặt ở vách tường, hành lang, cầu thang hay chỗ thoát hiểm. Khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra, nhân viên chữa cháy sẽ nhanh chóng đến tủ cứu hỏa để lăn hoặc kéo ống đến gần vị trí xảy ra đám cháy. Sau đó lắp lăng phun vào đầu ống, đầu còn lại lắp vào đường trục được lắp trong tủ. Một nhân viên có nhiệm vụ giữ chặt vòi phun, nhân viên khác mở van cấp nước tại tủ để phun nước vào khu vực bị cháy.

 

Thi công hệ thống chữa cháy vách tường

Thi công hệ thống chữa cháy vách tường

 

Thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy bằng khí CO2

 

CO2 là một chất khí sạch, không màu, không mùi, không làm rỉ sét và là chất chữa cháy được sử dụng rất phổ biến. Cơ chế dập tắt đám cháy của khí CO2 đó là làm loãng hỗn hợp không khí và CO2 đến dưới ngưỡng giới hạn để duy trì sự cháy. 

 

Bình chữa cháy bằng khí CO2

Bình chữa cháy bằng khí CO2

 

Hệ thống phòng cháy chữa cháy bằng khí CO2 được ứng dụng ở những khu vực có điện hoặc chứa các máy móc, thiết bị có thể bị hư hỏng nếu dùng chất chữa cháy khác. Tuy nhiên, khó CO2 có thể gây ngạt thở cho con người nên phải dành một thời gian trì hoãn với tín hiệu báo động, đảm bảo mọi người đã kịp thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm trước khi phun.

 

Đơn vị dịch vụ thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy uy tín tại Hà Nội

 

Hiện nay, hệ thống phòng cháy chữa cháy được lắp đặt ở hầu hết các công trình, từ nhà ở, khu nhà chung cư đến các nhà máy, xí nghiệp, nhà hàng, trung tâm thương mại,... Nếu có nhu cầu lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, quý khách hãy liên hệ với Nhà Thầu Cơ Điện Lạnh Phú Hải!

 

Nhà Thầu Cơ Điện Lạnh Phú Hải là đơn vị cung cấp dịch vụ thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy uy tín tại Hà Nội

Nhà Thầu Cơ Điện Lạnh Phú Hải là đơn vị cung cấp dịch vụ thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy uy tín tại Hà Nội

 

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy uy tín tại Hà Nội, Nhà Thầu Cơ Điện Lạnh Phú Hải tự tin mang đến cho quý khách dịch vụ chuyên nghiệp, đảm bảo chất lượng và đạt được sự hài lòng cao nhất. Nhà thầu cơ điện thi công, lắp đặt các hạng mục sau:

 

  • Thi công lắp đặt hệ thống chữa cháy vách tường.
  • Thi công lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler.
  • Thi công lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động Foam.
  • Thi công lắp đặt hệ thống chữa cháy FM200.
  • Thi công lắp đặt hệ thống chữa cháy bằng khí CO2, N2.
  • Thi công lắp đặt hệ thống báo cháy thường, hệ thống báo cháy địa chỉ.

 

Nhà Thầu Cơ Điện Lạnh Phú Hải được các chủ đầu tư và cơ quan chức năng về phòng cháy chữa cháy đánh giá cao nhờ chất lượng dịch vụ đảm bảo, đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao, thái độ làm việc chuyên nghiệp, luôn tuân thủ mọi quy định của chủ đầu tư và cơ quan chức năng. 

 

Trên đây là toàn bộ thông tin về hệ thống phòng cháy chữa cháy mà Nhà Thầu Cơ Điện Lạnh Phú Hải muốn chia sẻ đến quý khách. Hệ thống phòng cháy chữa cháy có ý nghĩa rất quan trọng, được lắp đặt nhằm mục đích giảm thiểu tối đa thiệt hại đến tính mạng và tài sản của con người khi xảy ra hỏa hoạn. Nếu cần thêm thông tin tư vấn về lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy phù hợp với công trình xây dựng, quý khách đừng ngần ngại liên hệ với Nhà Thầu Cơ Điện Lạnh Phú Hải nhé! Chúng tôi rất sẵn sàng để phục vụ quý khách.