Hệ thống M&E là gì? Tìm hiểu từ A - Z về hệ thống cơ điện
14/07/2017    37686
Hệ thống M&E là gì? Đây là một phần không thể thiếu trong các công trình hiện đại. Hệ thống cơ điện khí chiếm khoảng 30 - 50% trong toàn bộ thi công công trình. Hệ thống M&E bao gồm: hệ thống điện; hệ thống cấp thoát nước; hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa; hệ thống báo cháy và chữa cháy.
Hệ thống M&E là gì?
Hệ thống M&E là một tiện ích cung cấp điện cho các khu vực và thiết bị cần thiết trong một công trình. Trong đó, M&E là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “mechanical and electrical” (cơ khí và điện). Các tòa nhà và cấu kiện bên trong yêu cầu hệ thống cơ điện phải đảm bảo các tiêu chuẩn quốc gia về an toàn sử dụng.
Hệ thống M&E
Hệ thống cơ điện bao gồm các kết nối của một số thiết bị được tích hợp trong cấu trúc tòa nhà như: bóng đèn, máy sưởi, quạt, công tắc, máy biến áp, cáp điện, tấm pin năng lượng mặt trời,...
Hiện nay, hệ thống M&E đóng vai trò quan trọng đối với dự án vì chiếm khoảng 30 - 50% (hoặc có thể lên từ 70 đến 80%) trong toàn bộ công trình xây dựng. Mỗi công trình khi tiến hành thi công bắt buộc có hai yếu tố là xây dựng và cơ khí. Ví dụ: Hệ thống M&E cung cấp năng lượng để thắp sáng đèn trong tòa nhà, Camera quan sát cần có nguồn điện để thực hiện nhiệm vụ ghi hình và giám sát.
Hệ thống cơ điện M&E gồm những hạng mục gì?
Trong một tòa nhà, hệ thống cơ điện được chia thành 4 hạng mục chính sau:
- Hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa không khí (HVAC): Giúp duy trì giảm thiểu sự khắc nghiệt của môi trường bên ngoài (nắng, nóng, khói, bụi,...), duy trì không gian thích hợp để con người cảm thấy thoải mái.
Ví dụ: lò sưởi điện, trần thông gió, máy bơm nhiệt, các tấm lưới thông gió,...
- Hệ thống cấp thoát nước: Đảm nhận nhiệm vụ vận chuyển nước và đôi khi là các chất lỏng sinh hoạt trong những hệ thống ống riêng biệt. Các hệ thống ống nước cũ có thể được thay mới khi chúng bị mòn, kích thước không phù hợp hoặc bị biến chất.
Ví dụ: đường ống nước thải sinh hoạt, hệ thống nước sạch,...
- Hệ thống điện: Hệ thống này có nhiều sự thay đổi nhất trong những năm gần đây dưới sự phát triển của “ngành công nghiệp 4.0”. Hệ thống điện hiện đại bao gồm hệ thống điện, chiếu sáng, thông tin liên lạc, dữ liệu và an ninh.
Ví dụ: bóng đèn, điện thoại để bàn, camera, pc, công tắc điện, máy phát điện,...
- Hệ thống báo cháy và chữa cháy: Đây là một phần không thể thiếu trong các công trình hiện đại. Chất lượng sống ngày được đảm bảo, con người đòi hỏi nhu cầu được bảo vệ trước những sự cố cháy, nổ ngày càng cao.
Ví dụ: bình chữa cháy, đầu báo cháy, búa thoát hiểm, bình dung dịch bọt, mặt nạ chống khói,...
Hệ thống điện
Trong đó, hệ thống điện (điện nặng, điện nhẹ) có liên quan đến điện (electrical). Cơ khí (mechanical) bao gồm: hệ thống HVAC, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống báo - chữa cháy có liên quan đến.
Các tiêu chuẩn thiết kế M&E
Một số tiêu chuẩn thiết kế và lắp đặt hệ thống M&E là gì?
- QCVN 12:2014 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện của nhà ở và công trình.
- QCVN 05:2008/BXD Nhà ở và công trình công cộng – an toàn sinh mạng và sức khỏe.
- QCVN QTĐ-08:2010/BCT Quy chuẩn kỹ thuật điện hạ áp
- Quy phạm trang bị điện 2006
- TCVN 9206:2012 (thay thế TCVN 27:1995) Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 9207:2012 (thay thế TCVN 25 : 1995) Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 9208:2012 Lắp đặt cáp và dây dẫn điện trong các công trình công nghiệp.
- TCVN 394: 2007 Tiêu chuẩn thiết kế lắp đặt trang thiết bị điện trong các công trình xây dựng, phần an toàn điện.
- TCVN 7447-1:2004 Hệ thống lắp đặt điện của các toà nhà – Phần 1: Nguyên tắc cơ bản, đánh giá các đặc tính chung, định nghĩa.
- TCVN 7447-5-51:2004 Hệ thống lắp đặt điện của các toà nhà – Phần 5-51: Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện – Quy tắc chung.
- TCVN 7447-5-53:2005 Hệ thống lắp đặt điện của các toà nhà – Phần 5-53: Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện – Cách ly, đóng cắt và điều khiển.
- TCVN 7447-5-54:2005 Hệ thống lắp đặt điện của các toà nhà – Phần 5-55 : Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện – Bố trí nối đất, dây bảo vệ và dây liên kết bảo vệ.
- 11 TCN -18-2006 Quy phạm trang bị điện – Phần I: Quy định chung.
- 11 TCN -19-2006 Quy phạm trang bị điện – Phần II: Hệ thống đường dẫn điện.
- 11 TCN -20-2006 Quy phạm trang bị điện – Phần III: Trang bị phân phối và trạm biến áp.
- 11 TCN -21-2006 Quy phạm trang bị điện – Phần IV: Bảo vệ và tự động.
Ngoài ra, từng hạng mục riêng lẻ trong hệ thống điện M&E có những bộ tiêu chuẩn khác nhau. Khách hàng có thể liên hệ với Tổng Thầu Cơ Điện Lạnh Phú Hải để được hỗ trợ giải đáp sớm nhất các vấn đề còn đang thắc mắc.
Chi tiết về phần điện trong hệ thống M&E
Điện trong hệ thống M&E là gì? Đây là nguồn cung cấp điện chính cho tòa nhà, hệ thống điện bao gồm: điện nặng và điện nhẹ.
Điện nặng
Điện nặng trong hệ thống M&E là gì? Đây là nguồn điện có vai trò quan trọng trong bản vẽ thiết kế thi công hệ thống điện cơ, cụ thể:
- Hệ thống cấp nguồn chính: Đây là nơi đặt các tủ trung thế, đường dây, máy biến áp, hệ thống tự động điều chỉnh điện áp, RMU và rơ-le trung gian.
- Hệ thống tủ điện phân phối: Nơi cung cấp điện chính cho hoạt động sản xuất, chiếu sáng,...
- Hệ thống chiếu sáng phục vụ nhu cầu sinh hoạt.
- Hệ thống ổ cắm: Được tìm thấy ở nhiều nơi trong công trình để phục vụ cho nhu cầu sử dụng điện cho các thiết bị điện.
- Hệ thống ánh sáng sự cố: Có thể kể đến như đèn exit và emergency để chỉ dẫn thoát hiểm trong những trường hợp sự cố công trình xảy ra.
- Hệ thống chống sét: Gồm có kim thu sét và cọc tiếp địa để đề phòng các trường hợp mưa to kèm theo sấm chớp.
Điện nhẹ
Điện nhẹ (ELV) trong hệ thống M&E là gì? Đây là hệ thống điện công nghệ cao phục vụ cho tiện nghi và lợi ích của người sử dụng. Tuy chỉ có đóng góp không nhiều (khoảng 10 - 20%) nhưng quyết định chất lượng của cả công trình, cụ thể:
- Hệ thống mạng và internet: Đây là hệ thống mạng máy tính kết nối trên toàn thế giới để đáp ứng các nhu cầu như học tập, giải trí, công việc,...
- Hệ thống điện thoại: Có phạm vi sử dụng cố định trong tòa cao ốc, công ty, tổ chức,... để phục vụ cho mục đích liên lạc nội bộ.
- Camera an ninh giám sát: Đây là một phần không thể thiếu trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn cho người và tài sản.
- Hệ thống liên lạc công cộng: Giúp hội nhập được tốt bằng cách chuyển mạch kênh thế giới thông qua các nhà khai thác điện thoại.
Chi tiết hệ thống thông gió và điều hòa
Hệ thống thông gió (HVAC) là một dạng trao đổi nguồn không khí chất lượng vào không gian nhất định. Mục đích chính của việc này là để loại bỏ các yếu tố không cần thiết như: nhiệt độ, độ ẩm, vi khuẩn, mùi hôi, khói, bụi và CO2 ra khỏi không khí. Hệ thống thông gió trong các công trình ngày nay chủ yếu là:
- Thông gió cơ khí: Các tua-bin quay trao đổi không khí bằng cách chuyển đổi điện năng thành cơ năng. Loại hệ thống này thường được thấy ở các đồ điện như quạt gió, máy lạnh, máy lọc không khí,...
- Thông gió tự nhiên: Dựa trên sự chênh lệch của áp suất không khí, hệ thống này sẽ giúp lọc không khí trong một phạm vi nhất định. Các ví dụ điển hình có thể kể đến như giếng trời, cửa thông gió,...
Hệ thống thông gió và điều hòa
Để đảm bảo hệ thống thông gió và điều hòa hoạt động tốt, cần đảm bảo các tiêu chuẩn thiết kế sau:
- QCVN 09: 2005 Các công trình sử dụng năng lượng hiệu quả.
- QCVN 09: 2013 Các công trình sử dụng năng lượng hiệu quả.
- TCVN 5687: 2010 Thông gió, điều tiết không khí, sưởi ấm – Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 306: 2004 Nhà ở và công trình công cộng-các thông số vi khí hậu.
- TCVN 7830:2012 Máy điều hòa không khí không ống gió. Hiệu suất năng lượng.
- TCVN 232:1999 Hệ thống thông gió, điều hoà không khí và cấp lạnh – Chế tạo, lắp đặt và nghiệm thu.
Hệ thống cấp thoát nước
Hệ thống cấp thoát nước là tổ hợp các công đoạn như: thu nước, vận chuyển, xử lý và phân phối nước đến các đối tượng phù hợp. Dựa trên các yếu tố như: đối tượng phục vụ, phương pháp sử dụng, nguồn nước, phạm vi cấp,... mà có thể phân loại hệ thống cấp thoát nước sao cho phù hợp.
Hệ thống cấp thoát nước
Các tiêu chuẩn thiết kế đối với một hệ thống cấp thoát nước phải đảm bảo:
- TCVN 33: 2006 Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế.
- QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
- TCVN 4513:1988 Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 4519-1988 Hệ thống thoát nước bên trong nhà và công trình – phạm vi thi công và nghiệm thu.
- TCVN 4474:1987 Thoát nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 51 : 2008 Thoát nước – mạng lưới bên ngoài và công trình – tiêu chuẩn thiết kế.
- Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình, ban hành kèm theo Quyết định số 47/1999/QĐ-BXD, ngày 21 tháng 12 năm 1999.
- TCVN 4037:2012 Cấp nước – Thuật ngữ và định nghĩa.
- TCVN 4038:2012 Thoát nước – Thuật ngữ và định nghĩa.
- TCVN 7957:2008 Thoát nước – Mạng lưới bên ngoài và công trình -Tiêu chuẩn thiết kế.
Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Hệ thống phòng cháy và chữa cháy là giải pháp phòng ngừa và can thiệp các sự cố về lửa hiện nay. Hệ thống này bao gồm 2 phần chính là:
- Hệ thống phòng cháy: Giúp phát hiện kịp thời các nguy cơ cháy, nổ xảy ra trong phạm vi quan sát.
- Hệ thống chữa cháy: Hệ thống chữa cháy hiện nay chủ yếu sử dụng 3 loại là nước, bọt và khí. Tùy thuộc vào nguyên nhân đám cháy sẽ sử dụng loại phù hợp để dập tắt.
Hệ thống phòng cháy chữa cháy
>>> Quý khách hàng có thể xem thêm về hệ thống phòng cháy chữa cháy tại đây!
Để đảm bảo hệ thống hoạt động tốt, khách hàng cần đảm bảo các tiêu chuẩn cụ thể sau:
- Luật phòng cháy chữa cháy đã được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/06/2001
- TCVN 3256:1989 An toàn cháy- Yêu cầu chung.
- TCVN 3255:1986 An toàn nổ – Yêu cầu chung.
- TCVN 4878:2009 Phòng cháy chữa cháy – Phân loại cháy.
- TCVN 2622:1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế.
- TCVN 5738:2001 – Hệ thống báo cháy yêu cầu kỹ thuật.
- QCVN 06:2010/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.
- TCVN 2622:1995 – Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – yêu cầu thiết kế.
- TCVN 3890:2009 – Phương tiện phòng cháy & chữa cháy cho nhà và công trình – trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.
- TCVN 6160 :1996 – Phòng cháy chữa cháy cho nhà cao tầng – yêu cầu thiết kế.
- TCVN 6161:1996 – Phòng cháy chữa cháy cho nhà và trung tâm thương mại.
- TCVN 7336:2003 – Hệ thống chữa cháy – Hệ thống sprinkler tự động – yêu cầu thiết kế & lắp đặt.
Kết luận
Hệ thống M&E là một phần rất quan trọng đối với bất kỳ công trình xây dựng nào. Trong các tòa nhà, hệ thống này cần thiết cho các hoạt động chiếu sáng, lò sưởi, quạt, thang máy,... Các tòa nhà có thiết kế hệ thống cơ điện khác nhau, tùy thuộc vào bản vẽ, mục đích của tòa nhà và bộ phận bên trong. Các tòa nhà công nghiệp, dân cư hay kinh doanh có các hệ thống có điện phù hợp để đảm bảo cho các mục đích sử dụng khác nhau.
Hệ thống M&E là gì? Đây là một hệ thống quan trọng trong hầu hết công trình ngày nay. Để các tòa nhà có thể hoạt động trơn tru, hệ thống điện cơ cần được hoàn thiện và đảm bảo an toàn. Vì thế, để nhận được dịch vụ tốt nhất, khách hàng vui lòng liên hệ với Nhà Thầu Cơ Điện Lạnh Phú Hải để được tư vấn chi tiết.
Các tin khác
- Các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện
- Hiệu quả kinh tế từ tiết kiệm điện
- Thi công hệ thống chiller
- Công ty TNHH Nipro Pharma Việt Nam đầu tư vào Hải Phòng
- Tham gia OKVIP: Nền tảng cá cược đẳng cấp và đáng tin cậy
- 5 điều cần nhớ khi lắp đặt máy lạnh
- Mơ Thấy Gián: Điềm Báo May Mắn Hay Rủi Ro?
- Dự án nhà máy điện tử Meiko electronic Vietnam
- nhà cái uy tín 77 là gì? Cập nhật link vào trang cá cược mới nhất
- Huớng dẫn sử dụng điều hòa an toàn và tiết kiệm điện