Hệ thống báo cháy là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
27/04/2022    3248
Hệ thống báo cháy là một phần không thể thiếu trong công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC). Hệ thống này chỉ phát huy tác dụng khi có sự cố xảy ra, nên nhiều người còn xem nhẹ tầm quan trọng. Vì thế, bài viết giúp cung cấp thông tin chi tiết về hệ thống báo cháy và tầm vai trò của nó trong đời sống.
Hệ thống báo cháy là gì?
Hệ thống báo cháy (fire alarm system) là tập hợp các thiết bị được kết nối với nhau bằng dây dẫn thành một vòng lặp. Hệ thống này phát tín hiệu bằng âm thanh, hình ảnh để thông báo với mọi người đang sinh hoạt tại một khu vực nhất định về sự cố hỏa hoạn.
Hệ thống báo cháy tại tòa nhà
Hệ thống thiết bị báo cháy đóng vai trò gì?
Vai trò chính của hệ thống báo cháy là phát hiện hỏa hoạn và cảnh báo tất cả mọi người đang có mặt trong khu vực và nhân viên giám sát để có thể nhanh chóng kiểm soát sự cố. Các hệ thống này cũng giúp giám sát, phát hiện nguồn gốc của các cảnh báo. Ngoài ra, hệ thống báo cháy có thể phát hiện các lỗi phát sinh trong hệ thống dây điện, các kết nối gây cản trở độ chính xác của hệ thống PCCC.
Hiểu đơn giản, hệ thống báo cháy đảm nhận 4 nhiệm vụ chính là phát hiện, cảnh báo, giám sát và điều khiển. Để duy trì được các nhiệm vụ này diễn ra chính xác, hệ thống báo cháy sử dụng một mạng lưới các thiết bị, dây dẫn và bảng điều khiển phức tạp.
Cấu tạo của hệ thống báo cháy
Hệ thống báo cháy là tập hợp của nhiều bộ phận có chức năng riêng biệt. Vậy hệ thống báo cháy gồm những gì?
Tủ báo cháy trung tâm (Fire alarm Control panel)
Tủ báo cháy trung tâm là nơi tiếp nhận và điều khiển trung tâm của hệ thống báo cháy. Tủ có màn hình hiển thị trạng thái hiện tại, bàn phím cảm ứng cho phép lập trình, khắc phục sự cố, tắt báo động và thiết lập lại hệ thống.
Tủ báo cháy trung tâm có thể điều khiển tất cả thiết bị đầu vào, đầu ra, hệ thống dây dẫn trong một hệ thống báo cháy. Một số tủ báo còn được tích hợp khả năng thực hiện cuộc gọi khẩn cấp đến đơn vị giám sát để kịp thời can thiệp, giải quyết sự cố.
Tủ báo cháy trung tâm có giao diện dễ thao tác
Thiết bị đầu vào (Initiating devices)
Thiết bị đầu vào là một phần của hệ thống báo cháy có chức năng phát hiện các dấu hiệu có thể hoặc đang xảy ra một vụ hỏa hoạn. Các thiết bị này bao gồm: các loại đầu báo khói, đầu báo nhiệt, cảm biến lưu lượng nước (dạng phun), trạm kéo (pull stations).
Thiết bị đầu ra (Notification devices)
Thiết bị đầu ra là một phần của hệ thống báo cháy có chức năng phát âm thanh báo động để cảnh báo đến mọi người về nguy cơ hỏa hoạn. Các thiết bị này bao gồm: còi, chuông và đèn thoát sự cố nhấp nháy tại một số nơi.
Nguồn điện
Nguồn điện cho một hệ thống báo cháy thường là nguồn điện dân dụng. Trường hợp mất điện, pin dự phòng 12V có thể được tích hợp sẵn trong tủ báo cháy trung tâm hoặc lấy nguồn điện từ máy phát để duy trì hoạt động của hệ thống báo cháy.
Pin dự phòng cho sự cố mất điện
Các thiết bị phụ trợ khác
Một số thiết bị phụ trợ có thể được bổ sung vào hệ thống phòng cháy để tăng cường khả năng chống hỏa hoạn trong một khu vực tốt hơn. Các thiết bị này thường là: đèn LED, thiết bị báo cháy từ xa, bộ giữ cửa điện tử, cửa chống cháy,...
Nguyên lý hoạt động của hệ thống thiết bị báo cháy
Một hệ thống báo cháy phát hiện sự cố nhờ sự cảm biến của các thiết bị đầu vào trước tác nhân làm thay đổi môi trường xung quanh như: nhiệt độ, khói, độ ẩm không khí,...
Tủ báo cháy trung tâm được kết nối với các thiết bị đầu vào thông qua mạch 2 hoặc 4 dây. Mạch này cho phép bảng điều khiển giám sát trạng thái của của các thiết bị đầu vào để phân tích và nhận biết đám cháy. Sau đó, bảng điều khiển sẽ phát tín hiệu đến các thiết bị đầu ra để cảnh báo đến mọi người.
Các loại hệ thống báo cháy tự động
Hiện nay, có đa dạng loại hệ thống báo cháy khác nhau tùy vào công trình và mục đích của khách hàng. Nhiệm vụ chính của các loại hệ thống này vẫn là phát hiện sớm sự cố hỏa hoạn và thông báo đến mọi người để giảm thiểu thiệt hại không mong muốn.
Hệ thống báo cháy thông thường
Cáp vật lý trong hệ thống báo cháy thông thường được sử dụng để kết nối một số điểm gọi, đầu báo và nối dây truyền tín hiệu trở lại thiết bị điều khiển chính. Để đội cứu hỏa và ban quản lý có thể xác định nguyên nhân và khu vực trái nhanh chóng, các điểm gọi và đầu báo phải được bố trí thích hợp.
Bảng điều khiển hiển thị khu vực xảy ra vụ cháy bằng đèn báo, màn hình hiển thị văn bản hoặc cả hai. Vì thế, việc đặt điểm gọi và đầu báo có thể ghi nhận bao quát tòa nhà là rất quan trọng trong việc phát hiện và thông báo sự cố.
Trong hệ thống báo cháy thông thường, bảng điều khiển được kết nối ít nhất hai mạch âm thanh như: chuông, bộ phát âm thanh điện tử hoặc các thiết bị âm thanh báo cháy khác. Mục đích chính của việc này là phát ra âm thanh đủ lớn để báo động với mọi người.
Hệ thống báo cháy thông thường tại một tòa nhà
Hệ thống báo cháy địa chỉ
Hệ thống báo cháy địa chỉ có nguyên tắc phát hiện sự cố hỏa hoạn tương tự hệ thống báo cháy thông thường. Tuy nhiên, mỗi bộ dò được cấp một địa chỉ nhất định (thường bằng công tắc nhúng). Việc này giúp bảng điều khiển có thể xác định chính xác vị trí bộ dò hoặc điểm gọi cảnh báo hỏa hoạn diễn ra.
Mạch phát hiện của hệ thống báo cháy địa chỉ mắc dây truyền tín hiệu như một vòng lặp. Mỗi vòng lặp lại có thể kết nối lên đến 99 thiết bị. Do đó, các vòng lặp thường được trang bị mô-đun cách ly để hạn chế hiện tượng đoản mạch có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống báo cháy.
Hệ thống báo cháy thông minh
Các đầu báo trong hai hệ thống trước chỉ có thể đưa ra tín hiệu đầu ra khi hiện tượng được phát hiện, bảng điều khiển mới là thiết bị ra quyết định chính là có hỏa hoạn hay sự cố xảy ra hay không.
Đối với hệ thống báo cháy thông minh, mỗi đầu báo đều được tích hợp hiệu quả máy tính riêng biệt để đánh giá môi trường xung quanh và phản ánh về bảng điều khiển để xử lý. Các hệ thống báo cháy thông minh phức tạp nhưng mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng hơn. Hệ thống này đủ thông minh để phân tích tình huống và đưa ra những báo động có độ chính xác cao hơn.
Hệ thống báo cháy thông minh giúp phản ánh hiệu quả hơn
Hệ thống báo cháy không dây
Ngày nay, dưới sự phát triển của công nghệ, hệ thống báo cháy có dây truyền thống có thể được thay thế. Hệ thống báo cháy không dây giúp khắc phục tính thẩm mỹ mà các loại thiết bị cũ không làm được. Nguyên lý vận hành chủ yếu dựa vào liên lạc vô tuyến và kết nối cảm biến giữa các thiết bị và bảng điều khiển.
Quy trình lắp đặt, nghiệm thu hệ thống báo cháy
Quy trình lắp đặt hệ thống báo cháy gồm 5 bước như sau:
- Bước 1: Kiểm tra bản vẽ kỹ thuật, sau đó lên phương án thi công.
- Bước 2: Đi dây cáp tín hiệu tại những vị trí đặt đầu báo, điểm gọi và cho toàn bộ hệ thống. Đảm bảo các chỉ tiêu quốc gia để dây có độ bền, hoạt động tốt khi có sự cố xảy ra.
- Bước 3: Đo điện trở cho hệ thống để đảm bảo đúng các thông số kỹ thuật.
- Bước 4: Tiến hành thi công lắp đặt hệ thống báo cháy.
- Lắp, cài đặt tủ trung tâm báo cháy để cung cấp năng lượng cho đầu báo nhận và xử lý thông tin sự cố hỏa hoạn.
- Lắp đặt đầu báo khói để phát hiện nồng độ khói tại khu vực và báo về bảng điều khiển.
- Lắp đặt công tắc báo cháy khẩn cấp tại những vị trí dễ nhận thấy như: hành lang, cửa ra vào,... để mọi người có thể chủ động thông báo vụ cháy.
- Lắp đặt còi báo cháy để báo động đến mọi người, góp phần hạn chế thương vong đáng tiếc.
- Bước 5: Chạy thử nghiệm, kiểm tra và đánh giá mức độ hoạt động của hệ thống.
Quy trình nghiệm thu hệ thống báo cháy gồm bước sau đây:
- Bước 1: Lựa chọn đối tượng tham gia nghiệm thu, thường là đại diện chủ đầu tư, đơn vị tư vấn giám sát và đơn vị thi công.
- Bước 2: Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu thi công theo quy định tại điều 15 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy.
- Bước 3: Kiểm tra thực tế hệ thống báo cháy, thử nghiệm khả năng hoạt động và các thông số dựa trên bản vẽ kỹ thuật.
- Bước 4: Tổng hợp kết quả từ các đối tượng tham gia nghiệm thu, tiến hành lập biên bản và lấy chữ ký để kết thúc nghiệm thu thực tế.
- Bước 5: Trong vòng 7 ngày (không bao gồm ngày nghỉ), cán bộ thụ lý hồ sơ thông báo kết quả đến chủ đầu tư.
Các lỗi thường gặp khi sử dụng hệ thống báo cháy
Các hệ thống báo cháy được kiểm định rất nghiêm ngặt trước khi được đưa vào sử dụng chính thức để hạn chế các sai sót, giúp việc báo động diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên, hệ thống này vẫn có thể mắc một số lỗi sau: hở mạch, chạm dây (dương, âm) loop, mất kết nối với thiết bị, khai báo sai loại thiết bị, trung địa chỉ loop, thiếu điện trở,... Lúc này, bạn có thể liên hệ với tổng thầu cơ điện hoặc công ty sửa cữa để khắc phục sự cố.
Hở mạch loop khiến hệ thống bị lỗi
Giải pháp hệ thống báo cháy từ Nhà Thầu Cơ Điện Lạnh Phú Hải
Nhà Thầu Cơ Điện Lạnh Phú Hải là một trong những đơn vị chuyên thiết kế, thi công hệ thống báo cháy hàng đầu hiện nay. Chúng tôi đã có nhiều năm thành lập và phát triển trong lĩnh vực cơ điện, với nhiều dự án nhận được sự công nhận của khách hàng. Lợi ích song hành là mục tiêu hướng đến của Nhà Thầu Cơ Điện Lạnh Phú Hải, niềm tin yêu của khách hàng sẽ giúp chúng tôi có động lực tiếp thu và ứng dụng thành công tiên tiến của nền công nghiệp hiện đại vào sản phẩm, dịch vụ của mình.
>>> Xem thêm thông tin về các dịch vụ cơ điện của Nhà Thầu Cơ Điện Lạnh Phú Hải tại đây!
Nhà Thầu Cơ Điện Lạnh Phú Hải hiện tại có hơn 255 nhân sự trình độ chuyên môn cao, tiếp xúc với nhiều dự án lớn. Khách hàng đến với chúng tôi có thể an tâm về chất lượng dịch vụ và trải nghiệm tốt nhất.
Hệ thống báo cháy Nhà Thầu Cơ Điện Lạnh Phú Hải ứng dụng công nghệ tiên tiến, đạt chuẩn quốc gia giúp nhanh chóng phát hiện đám cháy và kịp thời báo động đến mọi người. Đội ngũ kỹ sư cơ điện dồi dào có thể hạn chế thấp nhất các lỗi phát sinh trong quá trình lắp đặt hệ thống cho khách hàng.
Hệ thống báo cháy là một phần không thể thiếu tại các công trình, kiến trúc ngày nay. Hoạt động dựa trên việc tiếp nhận thông tin từ thiết bị đầu vào, dẫn truyền đến tủ báo cháy trung tâm và sau cùng là phát tính hiệu tại thiết bị đầu ra. Một hệ thống báo cháy hoàn chỉnh sẽ giúp hạn chế thương vong về người tại những vụ hỏa hoạn lớn. Để có thể sở hữu hệ thống báo cháy tốt nhất, khách hàng vui lòng liên hệ với Nhà Thầu Cơ Điện Lạnh Phú Hải để được hỗ trợ!
Các tin khác
- [Giải Đáp] - Kèo Bàn Thắng Đầu Tiên Và Cuối Cùng Là Gì?
- Top 5 nhà thầu thi công cơ điện hàng đầu tại Việt Nam
- Thứ 7 Miền Bắc Đánh Con Gì - Những Bộ Số Đem Lại Cơ Hội Đổi Đời
- Bắn Cá i Cá: Trải Nghiệm Cực Đã Cùng Anh Em Cược Thủ
- Tham gia OKVIP: Nền tảng cá cược đẳng cấp và đáng tin cậy
- Thi công lắp đặt hệ thống cơ điện uy tín, chất lượng
- Thiết kế và thi công hệ thống điện uy tín
- Quy trình thi công ống Chiller đầy đủ, chi tiết nhất
- Biện pháp thi công hệ thống điện nước nhà xưởng
- Danh sách trang thiết bị thi công cơ điện chuyên dụng